Ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 cùng đề thi tham khảo

 Chúng tôi đã tổng hợp nội dung ôn tập và đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 có đáp án đầy đủ nhất. Mời các bạn học sinh tham khảo nhé!

Kiến thức trọng tâm Ôn tập giữa kì 1 Ngữ Văn 12

1.1 Đọc văn 

Văn bản nghị luận: 

- Ghi nhớ được kiến thức về tác giả như năm sinh, năm mất, quá trình hoạt động nghệ thuật, thành tựu văn học. 

- Ghi nhớ các kiến thức về tác phẩm như hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục tác phẩm, nội dung chính và nghệ thuật

- Các văn bản cần ôn tập kỹ: Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)

- Các văn bản cần nắm được về thể loại, nội dung chính và nghệ thuật: Mấy ý nghĩ về thơ ( Nguyễn Đình Thi), Đô-xtoi-ép-xki (X.Xvai-Gơ). Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng); Thông điệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003(Cô-Phi-An-Nan).

Thơ trữ tình: 

- Cần ghi nhớ 2 tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng và đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu. 

- Ghi nhớ được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, bố cục, nhan đề, ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của văn bản. 

1.2 Tiếng việt 

- Ôn tập bài giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

- Phong cách ngôn ngữ khoa học

1.3 Làm văn 

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 

Cấu trúc đề thi và phương pháp

1 Phần đọc - hiểu

- Các câu hỏi phần đọc hiểu thường sẽ hỏi về các thông tin liên quan đến các văn bản được học như thể loại, bố cục, thời gian ra đời, thông tin về tác giả... Phần đọc hiểu câu hỏi chỉ kiểm tra năng lực đọc và hiểu của học sinh, các em không cần trình bày dài dòng, chỉ cần trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi ngắn gọn. 

- Để làm tốt phần đọc - hiểu, các em cần nắm vững kiến thức chung về tác phẩm, tác giả. Ngoài ra các em cần ôn tập lại các kiến thức về phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt và các thể loại tác phẩm... 

2 Phần làm văn 

Nghị luận xã hội

- Trình bày ngắn gọn hiểu biết của bản thân về vấn đề nghị luận mà đề bài cho. Bài nghị luận xã hội thường sẽ liên quan đến một tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Để làm tốt bài thi này, các em cần trau dồi kiến thức xã hội để có thể đưa ra những lập luận và dẫn chứng thuyết phục. 

Nghị luận văn học

- Trình bày một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học đã được học trong nửa đầu học kì 1 môn Ngữ Văn 12. 

Nội dung ôn tập chi tiết 

1 Khái quát về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến hết thế kỷ XX

Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 đến năm 1975

- Những chặng đường phát triển của văn học Việt Nam: 

+ 1945 -1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp 

+ 1955 - 1964: Văn học thời kì xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam

+ 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước. 

- Thành tựu: 

+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử, thể hiện được hình ảnh con người Việt Nam trong chiến tranh và lao động

+ Tiếp nối được truyền thống, tư tưởng lớn của dân tộc. Đó là lòng yêu nước, truyền thống nhân đại và chủ nghĩa anh hùng. 

+ Có nhiều thành tựu lớn về thể loại, đội ngũ sáng tác, có được nhiều tác phẩm mang tầm thời đại. 

- Hạn chế: Văn học còn đơn giản, nhiều mặt phiến diện và theo một công thức chung. 

- Đặc điểm văn học Việt Nam thời kì đó: 

+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu

+ Một nền văn học hướng về đại chúng, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 

Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ 20

- Sau thời chiến, văn học thời bình không còn hướng đến cái ta cộng đồng nữa mà bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thủa. 

- Thành tựu của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh đời sống thay đổi. 

2 Các tác gia lớn

  1. Tác gia Hồ Chí Minh

- Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 - 1969), sinh ra tại Nghệ An. Bác không chỉ là vị lãnh tụ lớn của dân tộc mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của nền nghệ thuật nước nhà. 

- Sự nghiệp văn học: Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại một gia tài văn học đồ sộ với nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại như văn chính luận, truyện, kí và thơ ca. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến như Nhật ký trong tù, Bản tuyên ngôn độc lập... 

- Quan điểm sáng tác: Người coi văn học nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Theo Bác, nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. Thơ văn của Bác coi trọng tính chân thật và tính dân tộc. Mỗi một tác phẩm của Bác đều xuất phát từ đối tượng viết cho ai và viết để làm gì để quyết định đến nội dung và hình thức tác phẩm của mình. 

- Phong cách nghệ thuật trong thơ ca của Bác rất độc đáo và đa dạng. Với mỗi thể loại đều có những phong cách hấp dẫn người đọc riêng. 

+ Trong truyện và kí: Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, vừa trào phúng nhưng cũng rất săc bén và thâm thúy.

+ Trong văn bản chính luận: Tư duy và lập luận sắc sảo của Bác thể hiện trong từng câu chữ. Với những lí lẽ đanh thép và bằng chứng đầy thuyết phục khiến người đọc phải cảm thán và khâm phục tài năng của một vị lãnh đạo tối cao của Đảng. 

+ Trong thơ ca: Những bài thơ tuyên truyền mang lời lẽ giản dị và giàu màu sắc dân gian. Những bài thơ đều dễ thuộc, dễ hiểu và dễ lưu truyền trong đời sống có sức tác động mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần của người làm cách mạng. Bên cạnh đó bút pháp nghệ thuật của Bác vừa cổ điển, vừa hiện đại, trữ tình nhưng cũng giàu tính chiến đấu. 

Tác giả Tố Hữu

- Tố Hữu là nhà thơ được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Trong thơ của ông thường thể hiện những lí tưởng, lẽ sống và tình cảm cách mạng của con người Việt Nam

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Thơ của Tố Hữu vừa trữ tình nhưng cũng cài cắm những vấn đề chính trị trong đó. 

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, thể hiện được những vấn đề cốt lõi của cách mạng, cảm hứng thiên về lịch sử, dân tộc. 

3 Văn bản thơ cần nhớ

Bài 1: Tây Tiến - Quang Dũng

  1. Nội dung:

- Bài thơ Tây Tiến là hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ nhưng cũng vô cùng nên thơ và mĩ lệ. 

+ Vùng đất Tây Bắc xa xôi, hoang vắng, khắc nghiệt đầy bí hiểm nhưng vẫn còn những nét đẹp hoang sơ, thơ mộng và trữ tình

+ Hình ảnh đêm liên hoan chung vui với bản làng xứ lạ đầy rực rỡ và lunh linh ánh sáng. 

+ Cảnh thiên nhiên sông nước một chiều sương giăng hư ảo

+ Hình ảnh người lính trên con đường hành quân: Gian khổ nhưng vẫn rất ngang tàng với tâm hồn trẻ trung và lãng mạn

- Bài thơ còn vẽ lên bức tranh chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ về một thời đầy gian khổ nhưng hào hùng: 

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa và lãng mạng của những chàng trai độ tuổi đôi mươi

+ Vẻ đẹp bi tráng

Nghệ thuật: 

- Cảm hứng lãng mạn và bút pháp trữ tình ấn tượng

- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ chỉ địa danh, các từ ngữ tượng hình, từ Hán Việt... 

- Kết hợp nhuần nhuyễn chất nhạc và chất họa.

Bài 2: Việt Bắc - Tố Hữu

Nội dung chính: 

- 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người 

+ Bốn câu đầu: Là những lời ướm hỏi để khơi gợi về một thời đã qua, về cội nguồn của tình nghĩa => thể hiện tâm trạng của người ở lại. 

+ Bốn câu thơ sau: Là tiếng lòng của người về xuôi đầy bâng khuâng và lưu luyến. 

- 82 câu thơ sau: Những kỷ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm của tác giả.

+ 12 câu hỏi: Gợi lên những kỷ niệm ở chiến khu Việt Bắc trong những năm tháng " nằm gai nếm mật", nhắc nhở chúng ta về những kỉ niệm mười năm kháng chiến. Việt Bắc là chiến khu đầu não cách mạng, là nơi quân dân một lòng với cách mạng và kháng chiến.

+ 72 câu đáp: Thông qua câu đáp của người về xuôi, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ thương da diết với Việt Bắc. Thông qua đó đã vẽ lên bức tranh chiến khu anh hùng thủy chung. Cả đoạn thơ là nỗi nhớ núi rừng, nhớ con người, nhớ cuộc sống nơi đây, nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng với những kỉ niệm đậm sâu trong lòng tác giả. 

Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát đậm chất dân tộc, sử dụng lối đối đáp, cách xưng hô mình - ta mộc mạc và giàu sức gợi hình.

- Bài thơ còn sử dụng nhiều từ ngữ mộc mạc, tươi sáng. 

4 Văn bản văn xuôi cần nhớ: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh 

- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có tính lịch sử và tầm vóc tư tưởng cao đẹp. Là áng văn chính luận mẫu mực. 

- Tuyên ngôn độc lập được tuyên bố trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. 

Nội dung

- Tác giả đưa ra nguyên lí chung về quyền bình đẳng tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Lấy dẫn chứng đanh thép từ hai bản tuyên ngôn của hai đế quốc Mĩ và Pháp để đề cao giá trị nhân đạo và tư tưởng văn mình, làm tiền đề cho những lập luận kế tiếp. Từ quyền bình đẳng của con người, tác giả đã suy rộng ra thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. 

- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: 

+ Thực dân Pháp đã chà đạp và phản bội lại những nguyên lí mà các thế hệ trước đã xây dựng.

+ Tác giả đã vạch trần bản chất tàn bạo, man rợ, xấu xa của thực dân Pháp, đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về tội ác của thực dân Pháp khi mang danh khai hóa và bảo hộ cho các nước Đông Dương. Từ đó, tác giả đưa ra lập luận nhân dân nổi dậy đấu tranh giành chính quyền là hoàn toàn hợp lý. 

+ Những luận điệu của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị tác giả phản bác mạnh mẽ thông qua các chứng cớ xác thực và đầy sức thuyết phục. 

- Tuyên bố độc lập: Tuyên bố thoát li khỏi quan hệ với thực dân Pháp, kêu gọi toàn dân chống lại âm mưu của chúng và kêu gọi quốc tế công nhận quyền độc lập và tự do của Việt Nam. Đồng thời khẳng định quyết tâm sẽ bảo vệ quyền độc lập, tự đo đó. 

Nghệ thuật 

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng đanh thép, giàu sức thuyết phục. 

- Ngôn ngữ chính xác nhưng vẫn rất gợi cảm xúc

- Sử dụng giọng văn linh hoạt

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 có đáp án tham khảo

1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 1 

Đề thi

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 1

Đáp án 

Phần 1: Đọc hiểu văn bản

Câu 1: 

Nội dung chính của văn bản là cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối nghịch: có những người sống phí hoài, chỉ biết hưởng thụ mà không hề trân trọng cuộc sống nhưng cũng có những mảnh đời cơ cực, bất hạnh lại không ngừng vươn lên.

Câu 2:

Gợi ý: Học sinh tự đặt tiêu đề theo ý hiểu của bản thân

Ví dụ: Những mảnh đời đối lập

Câu 3: 

Thao tác lâp luận chính của văn bản là thao tác lập luận so sánh tương phản.

Câu 4: 

Trân trọng từng ngày của cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải biết tận dụng thời gian, tận hưởng những khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống và bỏ qua những lo toan. Người trân trọng cuộc sống sẽ có cuộc sống sôi động, hạnh phúc và tìm thấy động lực để làm mọi việc dễ dàng hơn.

Trân trọng cuộc sống không chỉ giúp chúng ta nhìn cuộc sống theo hướng tích cực mà còn giúp chúng ta tránh được những tranh cãi, đấu tranh trong xã hội. Nếu mọi người hiểu được giá trị cuộc sống thì chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

Phần 2: Hướng dẫn lập dàn ý

a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm, dẫn dắt đến khổ thơ cần phân tích trong bài thơ Tây Tiến.

b. Thân bài

Làm rõ hình ảnh người lính

- Ngoại hình: Kì lạ không có tóc, da xanh xao, oai hùng và ngang tàng

=> Ngoại hình được khắc họa độc đáo thông qua bút pháp tả thực.

- Tâm hồn người lính: Giàu khát vọng lập chiến công và mộng mơ về sự đoàn tụ, hạnh phúc lứa đôi

=> Tâm hồn lãng mạn hào hoa của người lính được miêu tả qua bút pháp lãng mạn.

- Tinh thần: Chịu gian khổ, hi sinh, ý chí quyết tâm chiến đấu, nguyện dâng hiến tuổi trẻ, tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cách mạng

=> Tình thần người lính được khắc họa đậm chất bi tráng

- Giá trị nghệ thuật: Sử dụng nhiều thủ pháp như đối lập, động từ mạnh, hình ảnh vị hóa, dùng từ Hán Việt, cách nói cường điệu để miêu tả sắc thái trang trọng và bi tráng.

c. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 2

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 2

Đáp án

I. Phần đọc hiểu

Câu 1: 

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2: 

Các ý trên đoạn trích trên được trình bày theo kiểu quy nạp.

Câu 3: 

Chủ đề đoạn trích: Xây dựng văn hóa đọc cho người Việt

Câu văn ghi khái quát chủ đề toàn đoạn trích: "Phải làm sao nhà nhà đều có tủ sách để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là tủ rượu để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú"

Câu 4: 

Hai giải pháp để phát triển văn hóa đọc của người Việt:

- Xây dựng thư viện miễn phí tại các địa phương trên toàn quốc.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về văn hóa đọc và khuyến khích các cá nhân, tổ chức phát triển văn hóa đọc.

II. Phần làm văn

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Vai trò lớn của sách và việc đọc sách đối với cuộc sống con người

b. Thân bài

- Giải thích vấn đề:  Kết quả học tập không chỉ dựa vào bài giảng của thầy cô mà quan trọng nhất là việc đọc sách sau khi học. Sách có vai trò quan trọng, cung cấp hành trang vào đời cho chúng ta.

- Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi học xong cùng thầy cố giáo

+ Thầy cô chỉ cung cấp kiến thức cơ bản và các phương thức để tiếp cận tri thức

+ Những kiến thức thầy cô cung cấp cho chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong kho kiến thức vô hạn.

+ Sau những bài học của thầy cô giáo thì chúng ta cần phải chủ động và tích cực đọc thêm nhiều sách, tài liệu để nâng cao hiểu biết của mình.

- Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở

+ Sách vở chính là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Sách vở cung cấp cho chúng ta kinh nghiệm sống, vốn văn hóa cho người đọc

+ Học qua sách vở chúng ta có thể học ở bất kì nơi nào, thời điểm nào.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 3

Đề thi

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12: Đề số 3

Đáp án 

I. Đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là tự sự.

Câu 2:

Trong đoạn văn (2) tác giả đã đưa ra những lí do khiến bản thân không còn động lực phấn đấu là: Công việc nhiều biến cố, công việc nhàm chán, đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kĩ thuật, không yêu môi trường làm việc, không có tương lai, không động lực phấn đấu...

Câu 3: 

Hai biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê và điệp từ.

Hiệu quả: Nhấn mạnh và làm rõ tâm trạng lo lắng, hoang mang và bế tắc khi nhận rõ tình cảnh của bản thân, không biết tương lai ra sao, không có định hướng nghề nghiệp hay cố gắng để thay đổi tình trạng này.

Câu 4:

Gợi ý: Học sinh tự trình bày theo ý kiến bản thân.

II Làm văn

Câu 1: 

Trình bày theo ý hiểu của bản thân nhưng đảm bảo làm rõ được một số ý sau:

- Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất trong mỗi cuộc đời con người. Đó là tuổi của khát vọng, đam mê, sáng tạo và học hỏi những điều mới mẻ.

- Cơ hội là hoàn cảnh hay một sự kiện đặc biệt nào đó, nếu chúng ta nắm bắt được thì cuộc đời sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.

=> Tuổi trẻ là thời điểm chúng ta dễ dàng phát hiện những cơ hội và nắm bắt nó và thực hiện nó.

- Tuổi trẻ là thời điểm mỗi người khao khát sự thành công và muốn khẳng định bản thân, chấp nhận thử thách và khám phá những điều mới. Vì vậy khi đứng trước cơ hội cũng chính là thử thách giới hạn của bản thân. Đó cũng chính alf cách bạn trưởng thành và tôi luyện bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn.

- Nếu không nhạy bén trước những cơ hôi, chúng ta có thể sẽ hối tiếc vì đã lãng phí tuổi trẻ và đánh mất cơ hội thành công.

- Khi đứng trước cơ hội mới, chúng ta cần phân tích, đánh giá và xác định xem nó có phù hợp với chúng ta hay không và có đáp ứng được nguyện vọng của bản thân hay không?

Câu 2: 

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

- Giải thích ý kiến được đưa ra để bàn luận:

+ Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ và dễ dàng nhận thấy. Ý kiến thứ nhất khẳng định sự bình dị, gần gũi và thân thiết chính là vẻ đẹp nổi bật của hình tượng nhân dân.

+ Vẻ đẹp sâu xa là vẻ đẹp ẩn chìm bên trong, đòi hỏi mỗi người phải có tầm sâu rộng kiến thức mới có thể khám phá được. Ý kiến thứ hai nhấn mạnh vẻ đẹp lớn lao phi thường nhưng sâu xa trong hình tượng nhân dân.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng Nhân dân trong đoạn trích:

+ Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân trong đoạn trích là sự bình dị, gần gũi và thân thiết:

  • Nhân dân hiện ra với hình ảnh cụ thể đó là tình cảm đôi lứa, tình yêu gia đình, tình làng xóm, tình cảm của thế hệ đi trước dành cho thế hệ sau.
  • Nhân dân hiện ra bình dị với hình ảnh làm lụng cần cù, nuôi cái cùng con... Những con người bình thường mà "không ai nhớ mặt đặt tên"

+ Vẻ đẹp sâu xa của hình tượng nhân dân là sự lớn lao, phi thường

  • Nhìn về quá khứ thấy lớp người cần cù làm lụng, đánh giặc cứu nước, bất chấp hi sinh gian khổ
  • Họ là những người gác lại tình cảm đôi lứa để đánh giặc cứu nước
  • Họ là những người anh hùng không chia nam nữ, già trả
  • Họ là những người anh hùng bình dị, không ai nhớ mặt đặt tên nhưng lại tạo nên truyền thống yêu nước tiếp nối bao đời

=> Những phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm trên nhiều phương diện về vai trò của Nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống yêu nước

c. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

- Đưa ra lời bình luận.

Những kiến thức ôn tập và đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12 đã được Onthidgnl tổng hợp lại cho các em. Chúc các em học sinh hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn Văn và đạt điểm cao nhé!

Nguồn: onthidgnl

Opmerkings

Gewilde plasings van hierdie blog

Bỏ túi 4 cách giải bất phương trình mũ cực nhanh cực đỉnh

Cách Xét Tính Đơn Điệu Của Hàm Số: Lý Thuyết & Bài Tập Trắc Nghiệm