Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng chương trình Văn 11/1 Kết nối tri thức giúp các em chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trước khi học bài trên lớp. Mời các em cùng tham khảo.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng Mục lục bài viết Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng 1. Câu 1 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 2. Câu 2 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 3. Câu 3 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 4.Câu 4 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 5. Câu 5 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng 1. Câu 1 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức - “Buồn” là từ chỉ tâm trạng của con người, còn từ “điệp điệp” lại gợi ra một không gian lớn mênh mông, bao la. Thông thường, từ láy “điệp điệp” thường được sử dụng với sự vật số nhiều và nối tiếp nhau như núi non trùng điệp. Nhưng trong câu thơ này, tác giả dùng từ “điệp điệp” để chỉ nỗi buồn của nhân vật trữ tình, => Qua cách dùng từ “buồn điệp điệp” để mở đầu bài thơ Tràng Giang đã cho người đọc thấy được tâm trạng buồn kéo dài bất tận của nhân vật trữ tình và hiểu rõ hơn tâm lý nhân vật được thể hiện một cách khéo léo và độc đáo. 2. Câu 2 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Tác giả Huy Cận sử dụng cụm từ “sâu chót vót” để miêu tả rất độc đáo bởi lẽ chót vót thường được dùng để miêu tả độ cao nhưng tác giả lại sử dụng để miêu tả độ sâu để nhấn mạnh bức tranh sông nước rộng lớn đối lập với sự tồn tại nhỏ bé của con người. Cách dùng từ “ sâu chót vót” thể hiện sự sáng tạo và đầy táo bạo của nhà thơ khi nhấn mạnh sự cao, xa vời vợi của bầu trời và mở rộng ra cả chiều sâu dưới đáy sông. => Huy Cận đã cung cấp thêm một nét nghĩa mới cho từ ngữ để phát hiện ra bất ngờ về đối tượng được đề cập đến. 3. Câu 3 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Huy Cận đã sử dụng hình thức đảo ngữ: lơ thơ cồn nhỏ và tiếng làng xa vãn chợ chiều => Cách đảo ngữ ngày đã giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang trong một buổi chiều vắng vẻ, mênh mông. Cảnh vật bên cồn thì thưa thớt, trống trải. Âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn tạo ra cảm giác nỗi buồn chất chứa. 4.Câu 4 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức Huy Cận sử dụng dấu hai chấm trong câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” với mục đích bổ sung chức năng mới cho dấu câu đó để diễn tả hai hình ảnh đối lập nhau. Ở đây, dấu hai chấm không phải được dùng với mục đích ngắt câu mà dùng để nhấn mạnh hơn không gian rộng lớn, bao la vô tận. Hình ảnh một cánh chim lẻ loi đơn độc trong ánh chiều tà như mang một gánh nặng, một bóng chiều trong cảm xúc và nghệ thuật. 5. Câu 5 trang 65 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức - Nguyên nhân có sự biến đổi này: Bản in thơ năm 1939 có hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường còn ở bản in năm 1988 thì không có hiện tượng này. - Bản in năm 1939, tác giả dùng dấu chấm than (!) ở câu thơ thứ nhất đã bổ sung thêm chức năng cho dấu câu đó. Thông thường dấu chấm than được sử dụng để bộc lộ cảm xúc, nhưng trong câu thơ này, dấu chấm than đã chia câu thơ thành 2 vế khiến câu thơ vừa bộc lộ cảm xúc nhưng cũng mang ý để hỏi. Xem chi tiết: https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-mot-so-hien-tuong-pha-vo-nhung-quy-tac-ngon-ngu-thong-thuong-dac-diem-va-tac-dung-2244.html

Opmerkings

Gewilde plasings van hierdie blog

Bỏ túi 4 cách giải bất phương trình mũ cực nhanh cực đỉnh

Cách Xét Tính Đơn Điệu Của Hàm Số: Lý Thuyết & Bài Tập Trắc Nghiệm