Soạn bài vợ nhặt - Kim Lân

Vợ nhặt là tác phẩm văn học rất nổi tiếng trong chương trình Ngữ Văn lớp 12. Bởi ý nghĩa nhân đạo rất cao nên tác phẩm thường xuất hiện trong các kỳ thi học sinh giỏi hoặc kỳ thi THPT Quốc gia. Bởi nó quan trọng như thế nên VUIHOC viết bài này nhằm tổng hợp lại các thông tin về tác giả, tác phẩm và hướng dẫn soạn bài Vợ nhặt giúp các em. Soạn bài vợ nhặt - Kim Lân Mục lục bài viết 1. Soạn bài Vợ nhặt phần tác giả 1.1 Cuộc đời 1.2 Phong cách sáng tác 1.3 Thành tựu văn học 2. Soạn bài Vợ nhặt phần tác phẩm 2.1 Xuất xứ 2.2 Bố cục 2.3 Ý nghĩa nhan đề 2.4 Tóm tắt truyện ngắn 3. Hướng dẫn soạn bài vợ nhặt 3.1 Câu 1: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 3.2 Câu 2: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 3.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 3.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 3.5 Câu 5 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 3.6 Câu 6 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 4. Soạn bài Vợ nhặt phần luyện tập 4.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 4.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 Soạn bài Vợ nhặt - Soạn văn 11 Kết nối tri thức 5 .Soạn bài Vợ nhặt ( Kết nối tri thức) 5.1 Câu 1 trang 12 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 5.2 Câu 2 trang 12 SGK 11/1 Kết nối tri thức 6. Soạn bài Vợ nhặt: Trong khi đọc văn bản 6.1 Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh và cảm giác nào? 6.2 Tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” được bộc lộ qua nhưng biểu hiện bên ngoài (ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ,…) nào? 6.3 Người dân trong xóm nghĩ và bàn luận gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà? 6.4 Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” khi về đến nhà? 6.5 Chú ý ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà. 6.6 Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật? 6.7 Chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng bà cụ Tứ trong tình huống này. 6.8 Tình cảm bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào? 6.9 Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? 6.10 Chú ý những chi tiết miêu tả sự thay đổi của nhân vật bà cụ Tứ và người “vợ nhặt” trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi Tràng nhặt được vợ. 6.11 Chú ý vai trò của chi tiết nồi chè khoán. 6.12 Tại sao bà cụ Tứ ngoảnh vội ra ngoài, “không dám để con dâu nhìn thấy mình khóc”? 6.13 Tràng có tâm trạng như thế nào khi nghe câu chuyện mà người “vợ nhặt” kể? 6.14 Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì? 7. Soạn bài Vợ nhặt: Trả lời câu hỏi sau khi đọc 7.1 Câu 1 trang 22 SGK 11/1 Kết nối tri thức 7.2 Câu 2 trang 22 SGK 11/1 Kết nối tri thức 7.3 Câu 3 trang 22 SGK 11/1 Kết nối tri thức 7.4 Câu 4 trang 22 SGK 11/1 Kết nối tri thức 7.5 Câu 5 trang 22 SGK 11/1 Kết nối tri thức 7.6 Câu 6 trang 22 SGK 11/1 Kết nối tri thức 7.7 Câu 7 trang 22 SGK 11/1 Kết nối tri thức 8. Soạn bài Vợ nhặt (Kết nối tri thức): Kết nối đọc -viết 1. Soạn bài Vợ nhặt phần tác giả 1.1 Cuộc đời - Kim Lân (sinh năm 1920, mất năm 2007), tên khai sinh của ông là Nguyễn Văn Tài. - Quê ông ở huyện Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh. - Ông là một nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và đã có những tác phẩm được đăng báo trước thời kỳ cách mạng. - Luôn gắn bó với vùng nông thôn, các tác phẩm của ông cũng chủ yếu viết về chủ đề sinh hoạt làng quê và hoàn cảnh nghèo đói của người nông dân. - Ngoài sự nghiệp sáng tác, Kim Lân còn nổi tiếng bơi vai trò là một người diễn viên (đóng vai Lão Hạc trong tác phẩm Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý Cựu trong tác phẩm Chị Dậu…) - Năm 2001, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học và nghệ thuật. 1.2 Phong cách sáng tác – Là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, sở trường là viết về vùng nông thôn, người nông dân. – Rất có tài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật; phong cách đơn giản nhưng lại gợi cảm và vô cùng cuốn hút; ngôn ngữ hết sức sinh động, gần gũi với toàn bộ là lời ăn tiếng nói hàng ngày và cũng mang đậm màu sắc thôn quê; hiểu biết và gắn bó đặc biệt với phong tục tập quán, đời sống của vùng làng quê Bắc Bộ. 1.3 Thành tựu văn học - Một số tác phẩm nổi bật: Nên vợ nên chồng (trong tập truyện ngắn, năm 1955), Con chó xấu xí (trong tập truyện ngắn, năm 1962)... 2. Soạn bài Vợ nhặt phần tác phẩm 2.1 Xuất xứ - “Vợ nhặt” là tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân được in trong tập “Con chó xấu xí” (năm 1962). - Tiền thân của tác phẩm truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” - được viết vào thời điểm ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công nhưng vẫn còn đang dang dở và bị thất lạc bản thảo. - Sau khi hòa bình được lập lại (năm 1954), ông viết lại truyện ngắn này dựa vào một phần cốt truyện cũ. 2.2 Bố cục Bố cục của truyện ngắn bao gồm 4 phần: Phần 1. Từ đầu đến “cái thúng, mặt bần thần”. Tràng dẫn theo người vợ nhặt về nhà. Phần 2. Tiếp theo đến “cùng đẩy xe bò về”. Tràng nhớ đến việc mình được lấy vợ. Phần 3. Tiếp theo đến “chảy xuống ròng ròng”. Cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ với nàng dâu mới. Phần 4. Còn lại. Cuộc sống của nàng dâu mới (vợ nhặt) ở nhà Tràng trong buổi sáng tiếp theo. 2.3 Ý nghĩa nhan đề - Trước tiên, từ “vợ” là một danh từ vô cùng thiêng liêng, sử dụng để chỉ người phụ nữ được pháp luật công nhận là đang trong một mối quan hệ với “chồng”. Theo phong tục, vợ chồng sẽ được công nhận chỉ khi có sự chứng kiến của tất cả họ hàng và làng xóm. Còn “nhặt” là hành động cầm vật đã bị đánh rơi lên. - Tác giả Kim Lân đã sáng tạo ra một nhan đề vô cùng độc đáo. Vì người ta chỉ nhắc đến “nhặt” như một món đồ nào đó, chứ không ai lại nhặt được cả một con người để về làm vợ cả. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã thể hiện được hoàn cảnh thê thảm, đáng thương của con người thời bấy giờ. - Nhan đề “Vợ nhặt” trước tiên bao quát được tình huống của truyện. Đồng thời đó cũng là bản án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân rơi vào tình cảnh nghèo khổ, người thì “chết như ngả rạ”. - Nhan đề “Vợ nhặt” cũng mang tính khái quát cao, hoàn cảnh của Tràng cũng chỉ là một trong những người đó. Đồng thời, qua nhan đề này, nhà văn cũng đã bộc lộ được sự đồng cảm xót xa cho số phận của những người nông dân trong nạn đói năm 1945. 2.4 Tóm tắt truyện ngắn Tràng - một người dân vô cùng nghèo khổ sống cùng với người mẹ già ở xóm ngụ cư. Một hôm, đang trên đường kéo xe bò vào dốc tỉnh thì Tràng tình cờ gặp gỡ được Thị. Chỉ với câu nói đùa và bốn bát bánh đúc, Thị đã đồng ý làm vợ Tràng và chịu theo về nhà. Khi về tới nhà, bà mẹ của Tràng ban đầu cũng rất ngạc nhiên, sau đó thì đón nhận người đàn bà đói khổ ấy làm con dâu của mình với một sự thương cảm vô cùng sâu sắc. Buổi sáng hôm sau, Tràng bỗng nhiên cảm thấy mình có sự thay đổi. Anh cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới chỉ vỏn vẹn vài món ăn đơn giản cùng với một nồi cháo cám mà người mẹ nói đùa rằng đó là chè khoán. Miếng cám chát, nghẹn cả cổ nhưng Tràng vẫn muốn cùng người vợ nhặt hướng tới cuộc sống đổi khác. Cuộc trò chuyện về chủ đề tiếng trống thúc thuế đã kết thúc và trong đầu óc Tràng đã hiện lên cảnh đám người đói đi phá kho thóc và lá cờ đỏ được bay phấp phới ngoài kia. 3. Hướng dẫn soạn bài vợ nhặt 3.1 Câu 1: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 Dựa vào mạch của tác phẩm, có thể chia truyện ngắn thành mấy đoạn? Hãy nêu ý chính của từng đoạn và hãy cho biết mạch truyện được dẫn dắt ra sao? - Dựa vào mạch tác phẩm, có thể chia truyện ngắn thành 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “…thành vợ thành chồng”.: Tràng đưa người vợ nhặt về nhà. + Đoạn 2: tiếp theo đến "đẩy xe bò về": kể về chuyện hai người đã gặp nhau và nên vợ nên chồng như thế nào. + Đoạn 3: tiếp đến "chảy ròng ròng": cuộc gặp gỡ của bà cụ Tứ với con dâu mới. + Đoạn 4: còn lại: buổi sáng ngay ngày hôm sau ở gia đình Tràng. => Mạch truyện được dẫn dắt vô cùng khéo léo. Các cảnh được miêu tả trong truyện đều được xuất phát từ tình huống Tràng lấy được vợ vào giữa những ngày nghèo đói. 3.2 Câu 2: SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 Tại sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng dẫn theo một người đàn bà xa lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của những nhân vật ấy trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc ra sao? - Dân xóm ngụ cư có thái độ ngạc nhiên khi nhìn thấy Tràng lấy vợ vì: + Một con người như Tràng (vừa xấu, lại nghèo, ngờ nghệch và là dân ngụ cư) lại có thể lấy được vợ. + Trong thời điểm nạn đói, không biết có thể nuôi được nhau hay không mà Tràng còn "đèo bòng" - Sự ngạc nhiên của dân làng, cụ Tứ và chính Tràng cho thấy tác giả Kim Lân đã sáng tạo được một tình huống vô cùng độc đáo, kỳ lạ lại có phần éo le: tình huống nhân vật Tràng nhặt được vợ vào ngày đói. - Tình huống truyện đã làm nổi bật lên nội dung cũng như ý nghĩa của tác phẩm: + Giữa giai đoạn nạn đói, thân phận của con người cũng trở nên rẻ mạt, bé nhỏ, vô cùng đáng thương. + Cái đói, cái chết không làm dập tắt được những khát khao về hạnh phúc gia đình cũng như lòng tốt của những người lao động sống cuộc sống nghèo khổ. 3.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 Dựa vào nội dung của tác phẩm, hãy giải thích cách đặt nhan đề Vợ nhặt. Qua hiện tượng nhặt được vợ mang về của Tràng, anh (chị) hiểu những gì về hoàn cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói vào năm 1945. * Giải thích về nhan đề: + Vợ là người vô cùng quan trọng giúp san sẻ mọi việc trong cuộc đời với người chồng. Để có được vợ, theo phong tục thì người ta cần phải tìm hiểu và cưới xin một cách đường hoàng, trang trọng. + "Nhặt" là hành động người ra nhấc những thứ nhỏ bé hoặc đánh rơi lên. → "Nhặt vợ": Nhan đề truyện hé lộ tình huống của Tràng có vợ một cách rất dễ dàng như nhặt cái rơm, cái rác ngoài đường, cụ thể là nhân vật Tràng “nhặt được vợ” chỉ bằng vài câu hò mang tính chất đùa và bốn bát bánh đúc. - Chỉ qua hiện tượng “nhặt được vợ” của nhân vật Tràng, tác giả đã làm nổi bật lên tình cảnh cũng như thân phận của những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói vào năm 1945. Phơi bày hoàn cảnh thê thảm và số phận tủi nhục của người nông dân nghèo khó, khi mà vấn đề về cái đói, miếng cơm manh áo cũng trở thành vấn đề sinh tử. 3.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 33 Nêu lên niềm khao khát về tổ ấm gia đình của Tràng. * Kim Lân đã có những phát hiện vô cùng tinh tế và sâu sắc về niềm khao khát hạnh phúc gia đình của nhân vật Tràng: - Lúc quyết định lấy vợ: Thoạt đầu thì Tràng cũng có chút phân vân và do dự. Nhưng rồi sau đó thì anh chàng cũng tặc lưỡi "Chậc, kệ". - Khi dẫn người vợ mới về qua xóm ngụ cư: Phút này, Tràng như đã trở thành một con người hoàn toàn khác, vui vẻ lạ thường, môi cười tủm tỉm, đôi mắt sáng hẳn lên, mặt vênh vênh ra vẻ tự đắc, nhưng cũng có lúc lại "lúng ta lúng túng" khi đi bên vợ. Nhưng chủ yếu vẫn có cảm giác mới lạ khác thường mơn man như một bàn tay đang vuốt nhẹ. - Buổi sáng đầu tiên khi lấy được vợ: Tràng cảm thấy vô cùng êm ả, thoải mái như người vừa từ giấc mơ đi ra, xung quanh có cái thay đổi gì đó rất mới mẻ khác lạ. Từ cảm giác sung sướng và hạnh phúc, Tràng ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình thông qua hình ảnh "bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với căn nhà của hắn lạ lùng". → Tràng từ một con người ngờ nghệch, vụng về đã trở nên trưởng thành hơn biết bao nhiêu, nhận ra rằng mình phải chịu trách nhiệm với những yêu thương và ước mong gắn bó, vun đắp hạnh phúc gia đình. Xem chi tiết: https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-vo-nhat-kim-lan-1881.html

Opmerkings

Gewilde plasings van hierdie blog

Bỏ túi 4 cách giải bất phương trình mũ cực nhanh cực đỉnh

Cách Xét Tính Đơn Điệu Của Hàm Số: Lý Thuyết & Bài Tập Trắc Nghiệm