Soạn bài: Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu và kiến thức trong quá trình học tập. Bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học, bên cạnh đó là bài soạn Ôn tập trang 35 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1 hay và chi tiết nhất.
Soạn bài: Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân - Sách chân trời sáng tạo Mục lục bài viết 1. Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân 1.1 Giới thiệu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông 1.2 Giới thiệu về tác phẩm Vợ chồng A Phủ. 1.3 Trình này một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm: 2. Ôn tập trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo 2.1 Câu 1 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo 2.2 Câu 2 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: 2.3 Câu 3 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: 2.4 Câu 4 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: 2.5 Câu 5 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: 2.6 Câu 6 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: 1. Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân 1.1 Giới thiệu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Tên tác phẩm văn học/nghệ thuật: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Thể loại: Bút kí Tên tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật: Ai đã đặt tên cho dòng sông? của tác giả (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không chỉ đơn thuần là tác phẩm miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên sông nước quê hương mà qua đó tác phẩm còn thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà tác giả dành cho dòng sông quê hương nói riêng, và cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước nói chung. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật: Nội dung: Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích mang đầy chất thơ về dòng sông Hương. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế mang vẻ đẹp vừa thơ mộng, nhẹ nhàng, dịu êm; vừa bao la,mênh mông, hoang dã, hùng vĩ. Vẻ đẹp ấy thật biết cách làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương, đất nước ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, lòng tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên nơi quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê nhà của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nghệ thuật: Ngôn ngữ độc đáo phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ rõ cảm xúc. Nhiều biện pháp được sử dụng như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Bên cạnh đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan chính là sự trải nghiệm của bản thân, còn khách quan chính là đối tượng được miêu tả - dòng sông Hương. Ngôn ngữ giàu hình tượng cùng văn phong mê đắm tài hoa của tác giả kết hợp hài hòa thống nhất với chất trí tuệ, chất trữ tình. Cùng với đó là sự am hiểu nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lí, âm nhạc, thơ ca, xen thêm những cảm xúc dạt dào, tha thiết và cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn. Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm: Chủ đề của tác phẩm: kể về dòng sông Hương mà thiên nhiên ban tặng riêng cho xứ Huế mộng mơ. Dòng sông Hương ấy hiện lên lúc phóng khoáng, man dại như một cô gái Digan, lúc lại rất thơ mộng và trữ tình. Thông điệp của tác phẩm: Biết yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, xứ sở, đất nước. Bên cạnh đó là bài học về việc trân trọng, nâng niu và cần phải biết bảo vệ thiên nhiên môi trường. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/xem/nghe tác phẩm: Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về dòng sông Hương mà thiên nhiên ban tặng riêng cho xứ Huế mộng mơ. Dòng sông Hương ấy hiện lên lúc phóng khoáng, man dại như một cô gái Digan, lúc lại rất thơ mộng và trữ tình. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái mới lớn, ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần dịu dàng, mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề bị lặp mình trong những cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ mặc cho từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về vẻ đẹp của cảnh quan cùng sự gắn bó của sông Hương gắn với địa lí, tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà sông Hương xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”. 1.2 Giới thiệu về tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Thể loại: Truyện ngắn. Tên tác giả: Tô Hoài Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật “Vợ chồng A Phủ” được đánh giá là truyện ngắn hay, đặc sắc và tiêu biểu nhất của Tô Hoài viết về đời sống của người dân miền núi phía Bắc. Giá trị của truyện không chỉ thể hiện ở nội dung diễn tả được cảnh sống khốn cùng của người dân miền núi khi bị áp bức, bóc lột, dám vùng lên phản kháng mãnh liệt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng một cách khéo léo trong văn bản. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật Nội dung: Tác phẩm đã phản ánh một cách chân thực số phận của những người dân nghèo khổ miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến tàn bạo. Sự vạch trần của tác giả Tô Hoài đã giúp người đọc thấy rõ sự độc ác, tàn bạo của bọn chúa đất áp bức, tiêu biểu trong tác phẩm chính là cha con nhà thống lí Pá Tra. Chúng bóc lột, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần những người dân lao động nghèo. Bên cạnh đó, thông qua cuộc đời của nhân vật Mị và A Phủ, Tô Hoài đã diễn tả sinh động quá trình thức tỉnh để vươn lên đi tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo miền núi phía Bắc. Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của nhà văn Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng biệt. Những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ, chất tình. Bên cạnh đó là lối kể chuyện tự nhiên, sinh động và hấp dẫn cùng với kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý của truyện. Tác giả rất biết cách dẫn dắt những tình tiết đan xen và kết hợp chúng một cách khéo léo, tạo sức lôi cuốn. Không chỉ vậy, nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được tác giả đưa vào rất thành công. Mỗi nhân vật đều được sử dụng một bút pháp riêng để khắc họa tính cách mặc dù họ đều có chung số phận và hoàn cảnh sống. Cách miêu tả ngoại hình, tâm lý cũng được Tô Hoài thể hiện một cách tinh tế. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc miền núi, giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật tạo nên chất trữ tình. Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm: Chủ đề của tác phẩm: phản ánh số phận đau thương và quá trình tìm đến với con đường tự do, con đường cách mạng của người dân miền núi Tây Bắc. Thông điệp : Vợ chồng A Phủ là một bản tố cáo đanh thép đối với những thế lực thực dân phong kiến tàn bạo, luôn áp bức bóc lột, đọa đày những người dân nghèo miền núi. Đồng thời khẳng định sự khát vọng về một cuộc sống tự do hạnh phúc, với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. 1.3 Trình này một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm: Tô Hoài đã xây dựng nên hai nhân vật đại diện cho những con người dù có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu số phận đau khổ, bất hạnh. Mị tiêu biểu cho kiểu nhân vật tâm trạng còn A Phủ tiêu biểu cho kiểu nhân vật hành động. Cuộc hành trình của 2 vợ chồng Mị và A Phủ trong truyện ngắn không chỉ là hành trình giữa những ngọn núi và rừng rậm, mà còn là hành trình tìm đến sự tự do, lòng dũng cảm và tình yêu thương. Tô Hoài biết cách tận dụng sự chi tiết từ nhân vật đến ngôn ngữ để tạo nên một bức tranh sống động về sự đoàn kết, về tình người và lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu chuyện này không đơn giản chỉ là một trang văn học mà còn là một món quà tinh thần của tác giả khắc sâu vào tâm hồn độc giả, đem lại niềm tin, niềm hy vọng vào khả năng vượt qua mọi khó khăn thử thách của con người. https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-gioi-thieu-mot-tac-pham-van-hoc-hoac-mot-tac-pham-nghe-thuat-theo-lua-chon-ca-nhan-sach-chan-troi-sang-tao-2208.html

Opmerkings

Gewilde plasings van hierdie blog

Bỏ túi 4 cách giải bất phương trình mũ cực nhanh cực đỉnh

Cách Xét Tính Đơn Điệu Của Hàm Số: Lý Thuyết & Bài Tập Trắc Nghiệm