Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

“Thực hành tiếng Việt” giúp các bạn học sinh nắm vững công cụ ngôn ngữ được tiếng Việt chuẩn hóa cùng các biến thể chuyên ngành của nó. Dưới đây là Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo, hy vọng với tài liệu VUIHOC cung cấp, các bạn học sinh lớp 11 sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho quá trình chuẩn bị bài học này.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo Mục lục bài viết 1.Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo 1.1 Câu 1 trang 45 SGK Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: 1.2 Câu 2 trang 46 SGK Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: 1.3 Câu 3 trang 46 SGK Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo 2. Từ đọc đến viết trang 46 SGK Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo 2.1 Lập dàn ý 2.2 Viết bài 2.3 Trả lời câu hỏi 1.Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo 1.1 Câu 1 trang 45 SGK Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những trường hợp sau. Chỉ ra cách giải thích từ ngữ mà bạn đã sử dụng. a. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình. (Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới) b. Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi. (Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới) c. Có thể thấy bộ kĩ năng đã đặt ra các khối nội dung kiến thức xã hội khá rộng, đòi hỏi sinh viên phải hiểu biết về môi trường đang sống, và phải có liên kết, gắn bó với môi trường xung quanh. (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng, Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ vào thế kỉ XXI) d. Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lãi phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển. (Lê Lưu Oanh, Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”)” Trả lời: a. Quyền lợi: quyền được hưởng những lợi ích nào đó liên quan đến vật chất, tinh thần Cách giải thích: Phân tích nội dung mà từ biểu thị. b. Giáo dục: là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia vào đời sống xã hội, tham gia các hoạt động lao động sản xuất. Nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người. Cách giải thích: Phân tích nội dung mà từ biểu thị. c. Hiểu biết: hiểu: có nghĩ là hiểu thấu biết: có nghĩ là biết rõ hiểu biết: là biết rõ về hoàn cảnh, tình hình và có thái độ cảm thông với mọi người, mọi vật. Cách giải thích: Giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ đó. d. Chiến thắng: giành được phần thắng trong chiến đấu hoặc trong một cuộc thi đấu. Cách giải thích: Phân tích, trình bày nội dung của từ. 1.2 Câu 2 trang 46 SGK Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo: “Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã giải thích các nghĩa của từ “quả” (danh từ) như sau: 1. Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tục ngữ) 2. Từ dùng để chỉ đơn vị những vật có hình giống như quả cây. Quả bóng. Quả trứng gà. Quả lựu đạn. Quả tim. Đấm cho mấy quả (khẩu ngữ). 3. Đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn có nắp đậy. Quả trầu. Bưng quả đồ lễ. 4. (kết hợp hạn chế; dùng đi đôi với nhân). Kết quả (nói tắt). Có nhân thì có quả. Quan hệ giữa nhân và quả. 5. (khẩu ngữ) Món lợi thu được trong làm ăn, buôn bán. Thắng quả. Trúng quả. Thua liền mấy quả. Hãy cho biết: a. Trong các nghĩa của từ “quả”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? b. Các nghĩa của từ “quả” được giải thích theo cách nào?” Trả lời: a. Nghĩa gốc của từ quả là: (1). Chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy của hoa phát triển tạo thành, bên trong có chứa hạt. Nghĩa chuyển của từ “quả” là các nghĩa còn lại: 2, 3, 4 và 5. b. Các nghĩa của từ “quả” được giải thích theo cách: (1): Giải thích dựa trên nội dung, nghĩa gốc của từ. (2): Phân tích dựa trên nội dung của từ. (3): Giải thích dựa vào nghĩa chuyển của từ. (4): Giải thích từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ đó. (5): Sử dụng một (một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. 1.3 Câu 3 trang 46 SGK Ngữ Văn 11/1 Chân trời sáng tạo “Phần giải thích nghĩa của các từ sau đây đã chính xác hay chưa? Vì sao? a. Đả kích (động từ): việc phê phán, chỉ trích gay gắt đối với người, phía đối lập hoặc coi là đối lập. b. Khép nép (tính từ)”: điệu bộ như muốn thu nhỏ người lại để tránh sự chú ý, sự đụng chạm hoặc để tỏ ra vẻ ngại ngùng hay kính cẩn. c. Trắng (tính từ): màu của vôi, của bông.” Trả lời: a. Phần giải thích từ đã đúng, vì dựa vào cách giải phân tích nội dung của từ. b. Phần giải thích từ đã đúng, vì dựa vào cách giải phân tích nội dung của từ. c. Phần giải thích từ Sai. Vì cách giải thích này vẫn còn thiếu ý, chưa bao hàm được hết ý nghĩa của từ. “Trắng”: màu sắc của vôi, của bông. Có màu sáng phân biệt rõ với những cái cùng loại sẫm hay có màu khác. Hoàn toàn không có hay không còn gì cả (Nghĩa bóng). Rõ hết sự thật (nghĩa bóng). https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-45-ngu-van-111-chan-troi-sang-tao-2292.html

Opmerkings

Gewilde plasings van hierdie blog

Bỏ túi 4 cách giải bất phương trình mũ cực nhanh cực đỉnh

Cách Xét Tính Đơn Điệu Của Hàm Số: Lý Thuyết & Bài Tập Trắc Nghiệm